TRI TÚC THƯỜNG LẠC
Hành trình hạnh phúc

TRI TÚC THƯỜNG LẠC

23:29 | 29/08/2023
1533 lượt xem

Khi nhận lời chia sẻ một câu chuyện gì đó, phục vụ cho “Hành trình học tập trọn đời”, tôi ngay lập tức nghĩ đến một lời dạy của Đức Phật được ghi trong Kinh Di giáo - “Tri túc thường lạc”. Nay, tôi muốn cùng bạn tìm hiểu về câu này, xem như tự mình tặng cho mình chút hành trang thiện lành để bước chân vào hành trình học tập và hạnh phúc trọn đời.

Hiểu một cách nôm na, câu này có nghĩa là người biết đủ, dù sống ở môi trường hay hoàn cảnh nào thì cũng được an vui.

Con người sinh ra vốn đã có thiên tính truy cầu hạnh phúc, nhưng đời người có mười phần thì tới tám, chín phần chẳng được như ý, toại nguyện. Tình cảm viên mãn lại mong tiền bạc đủ đầy. Nhưng khi đã giàu sang, cũng không chắc sẽ cảm thấy được sung sướng. Mà sung sướng rồi, liệu rằng đã có sức khỏe?... Chúng ta thường ngưỡng vọng và hâm mộ hạnh phúc của người khác. Nhưng biết đâu khi quay đầu nhìn lại, thì người khác cũng lại đang ngưỡng mộ hạnh phúc của mình? Bởi lẽ, mỗi người khi sinh ra đều tự có vị trí của riêng mình. Cho nên, sự tự tin của con người không đến từ việc so sánh với người khác, mà nằm ở chỗ được là chính mình.

Tôi rất tâm đắc với một câu đã đọc được đâu đó, rằng “hạnh phúc đến từ một tâm hồn biết đủ, niềm vui đến từ sự giàu có trong tinh thần”. Vốn dĩ, sinh mệnh không phải là để cầu danh lợi, càng không phải để kiêu ngạo khoe khoang, bởi vì sống như vậy là sống để người khác xem. Mỗi ngày đều vui vẻ, sống để bản thân có cơ hội nếm trải và hiểu thấu nhân sinh mới không uổng phí một kiếp người. Vậy nên, biết đủ, biết trân quý mọi thứ mình đang có mới là hạnh phúc chân chính.

Chúng ta thường nói đến ngũ dục gồm: Một là tài dục, tức ham muốn tiền bạc của cải, vàng ngọc, tài sản vật chất; hai là sắc dục, chỉ sự đắm say, đam mê sắc đẹp mỹ miều; ba là danh dục, ý chỉ lòng tham muốn địa vị, quyền cao chức trọng, danh thơm tiếng tốt; bốn là thực dục, tức tham muốn ăn uống cao lương mỹ vị; năm là thùy dục, tức tham muốn được ngủ nghỉ nhiều. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan…

Thế nhưng, từ thời Đức Phật, trong Kinh Chuyển Pháp Luân đã nói về “sở cầu bất đắc khổ”; cho đến hiện nay, qua rất nhiều nghiên cứu xã hội và tâm lý học cho thấy, không có mối quan hệ thực sự giữa số tiền kiếm được và mức độ thỏa mãn đạt tới. Người ta cảm thấy hụt hẫng khi bỏ ra quá nhiều thời gian và năng lực để tích cóp tiền bạc, trong khi cảm giác sung sướng ấy thật cạn cợt và lại tan biến rất nhanh. Dần dần, con người không còn định nghĩa những cảm giác thỏa mãn vật chất là hạnh phúc nữa. Đau khổ chính từ tham cầu của con người mà ra, biết đủ tự nhiên sẽ hạnh phúc.

Nếu đã đủ tỉnh táo, chúng ta có thể nhận ra tiền bạc không những không mua được hạnh phúc, mà còn có thể hủy diệt hạnh phúc. Để minh chứng điều này, tôi sẽ kể các bạn nghe một câu chuyện tôi từng đọc được trên báo.

Có chàng trai trẻ nọ tìm được một chiếc thuyền nhỏ bị hỏng bên bờ biển. Cậu mang nó về sửa lại rồi hằng ngày chèo thuyền ra khơi đánh cá. Có những hôm thuyền về trống không nhưng miệng cậu vẫn không ngừng hát ca. Cậu nằm dài trên cát nhìn ánh sao đêm, sáng dậy sớm ngắm cảnh bình minh, lúc nào cũng vui vẻ như thế.

Lại có cặp vợ chồng buôn cá giàu có sống trong một căn biệt thự lớn bên bờ biển. Hằng ngày họ tất bật buôn bán, sáng đi tối về không phút thảnh thơi, lúc nào cũng bận rộn tính toán lãi lời, chẳng mấy khi vui cười. 

Bởi vậy, họ rất lấy làm ngạc nhiên khi ngày nào cũng nghe thấy tiếng hát yêu đời của chàng trai nghèo đánh cá. Thế rồi, họ nghĩ ra cách để thử xem chàng trai có đúng là người được ông trời hậu đãi, ban cho niềm vui vô điều kiện hay không.

Một ngày nọ, tranh thủ lúc chàng trai nghèo đang ngồi trên bờ biển ca hát, người chồng bỏ một bịch tiền lớn vào thuyền của cậu. Sáng hôm sau, khi chuẩn bị lên thuyền ra khơi đánh cá, chàng trai thấy một bọc tiền lớn ở chỗ mình. Số tiền này có thể giúp cậu mua được chiếc thuyền lớn hơn, hằng ngày cậu có thể ra khơi xa đánh cá, sau đó còn có thể có tiền mua thuyền lớn hơn nữa, thậm chí là thuê thêm vài người làm công cho mình.

Thuyền của chàng trai mỗi lúc một to hơn. Dần dần, cậu trở thành một chủ tàu lớn và mơ mộng trở thành người giàu có bậc nhất ở bến cảng. Cả ngày cậu suy nghĩ về viễn cảnh đó, đêm đến cũng nằm vắt tay lên trán trằn trọc, thở than. Lâu dần, chàng trai đã quên những bài hát vui vẻ trước đây.

Từ đó, cậu bắt đầu phiền muộn nhiều hơn, không ai còn thấy nét mặt vui tươi ngày xưa của cậu nữa. Muốn mua một chiếc thuyền lớn hơn, nhưng vì tiền không đủ, cậu đành phải đi vay nợ lãi suất cao. Khi có một món nợ lớn trên đầu, cậu lại càng phải sống chung với áp lực, giấc ngủ cũng chẳng còn bình yên.  

Một hôm, hai vợ chồng người buôn cá ngồi nói chuyện với nhau. Bà vợ hỏi: “Ông làm cách nào mà hay vậy? Bây giờ cậu ta cũng giống như chúng ta, không biết niềm vui là gì!”. Ông chồng đáp: “Tôi chẳng qua chỉ là để cậu ta có được nhiều hơn những gì bản thân cần mà thôi. Như vậy sẽ khiến lòng tham của cậu ta trỗi dậy, đã có rồi còn muốn nhiều hơn, cuối cùng chẳng còn khi nào có thể vui được nữa”. 

Rất nhiều năm sau, chàng trai nghèo năm nào đã trở thành một ông chủ tàu lớn, ở trong một căn biệt thự sang trọng bên bờ biển. Hằng ngày, cậu bận bịu tíu tít với công việc kinh doanh. Sáng sáng chiều chiều, cậu ngắm thời tiết, lo các chuyến tàu đánh bắt của mình ra khơi không suôn sẻ. Tất cả những thứ đó đã trói lấy cuộc đời cậu, khiến cậu chẳng phút nào yên. 

Rồi một ngày, đoàn thuyền của cậu bị bão đánh tan, gần như toàn bộ đều hỏng hóc, thiệt hại rất nặng nề. Đau buồn và chán nản, cậu một mình lang thang trên bờ biển và vô tình bắt gặp một chàng trai đánh cá đang vừa đi vừa hát vang dưới ánh chiều tà. Bất giác cậu nhớ lại những năm tháng vô ưu vô lo của mình trước đây, nghĩ mà thấy hối tiếc.

Cậu bèn tiến đến hỏi chàng trai nghèo kia: “Anh bạn! Anh chỉ là một anh chàng đánh cá nghèo thì có gì mà vui thế?”. Chàng trai kia trả lời: “Tại sao tôi lại không có gì? Tôi có bờ biển, có ánh nắng mặt trời, có hoàng hôn thơ mộng, có cả trời xanh và biển rộng, biển cho tôi thức ăn và nuôi tôi lớn, biển cho tôi tất cả”.

Nghe đến đây, có lẽ bạn đã nhận ra ý nghĩa của câu chuyện. Lời của chàng trai nghèo xuất hiện ở cuối câu chuyện mang thông điệp rất rõ ràng, rằng chỉ khi nào người ta tự biết đủ thì mới có thể sống hạnh phúc và vui vẻ. Người đánh cá nghèo khó ngày nào cũng từng có một cuộc sống không chút muộn phiền như thế, biết hài lòng với những gì mình đang có, vô lo vô nghĩ, ngày ngày hát ca. Nhưng từ khi có được số tiền “trên trời rơi xuống” đó, lòng tham nổi dậy, cậu đã tự đánh mất chính mình. Khi lòng tham trỗi dậy, cậu đã không còn biết đủ nữa. Số tiền ấy đã đánh cắp mất niềm vui của cậu. Nó cướp đi sự nhẹ nhàng, thanh thản, cướp đi bản chất hồn hậu, thiện lương và cướp đi sự thanh tịnh trong tâm hồn cậu. 

Cũng trong Kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật dạy về “ngũ uẩn khổ”, tức vì ngũ dục mà con người quẩn quanh với khổ đau. Rõ ràng, dục vọng của con người là thứ vĩnh viễn không thể thỏa mãn, không thể lấp đầy. Một người không biết giới hạn, không tự “biết đủ” thì chính là tự rước sầu khổ vào thân. Chỉ khi biết đủ mới có thể giúp mình thanh thản vô ưu, tĩnh tâm tự tại, như lời người xưa đã nói: “Biết đủ thì vui, tham thì lụy/ Đường về chính đạo chẳng còn xa”.

23:29 | 29/08/2023
1533 lượt xem

Bài viết có thể bạn quan tâm

Hành trình hạnh phúc

THỰC HÀNH LẮNG NGHE CHÍNH MÌNH

Lắng nghe chính mình là một trong những tiền đề để chúng ta luyện tập “lắng nghe” người khác bằng tâm, chứ không phải bằng kỹ năng giao tiếp đơn thuần. Tuy nhiên, lắng nghe chính mình không đơn giản như việc ta soi mình trong gương để thấy thần sắc hôm nay có rạng rỡ không, bộ trang phục này có phù hợp cho những hoạt động trong ngày không? Lắng nghe chính mình cần nhiều sự suy tư và lắng đọng, để có thể thấu hiểu, thấu cảm và giao hòa với phần tâm thức sâu kín. Và đó là cả một nghệ thuật mà chúng ta luôn cần phải tự nhắc nhở bản thân rèn luyện mỗi ngày.

Hành trình hạnh phúc

CHUNG MỘT MÁI NHÀ

Có một thứ hạnh phúc được dệt nên từ câu chuyện sống hòa hợp. Bạn biết đấy, vì hòa hợp là khi chúng ta đặt cái tôi của mình xuống, gieo một hạt giống yêu thương và nuôi dưỡng nó mỗi ngày. Để tôi kể bạn nghe một câu chuyện hạnh phúc rất bình dị, từ cách hòa hợp mà động vật dành cho nhau…

Hành trình hạnh phúc

ỨNG DỤNG GIÁO LÝ NHÀ PHẬT XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Bộ truyện tranh khắc họa cuộc đời Đức Phật Thích Ca được xem như một kiệt tác, phát hành lên đến con số hơn 20 triệu bản trên toàn thế giới. Vì sao? Dưới góc nhìn của một người làm kinh doanh, hay dưới góc nhìn của một người thực hành thiền, câu trả lời của tôi vẫn nhất quán - nội dung của tác phẩm ấy đủ tầm để hàng triệu người trên toàn thế giới muốn lĩnh hội và áp dụng vào cuộc sống của mình.

Bài viết được xem nhiều nhất

Chuyện của Linh

LÃNH ĐẠO KHÔNG CHỨC DANH

Từ khi nung nấu ý tưởng xây dựng “Hành trình học trọn đời” - với nền tảng đầu tiên là Thư viện số 100 năm, lớn hơn là tập đoàn DJC - tôi đã xác định DJC sẽ phát triển theo mô hình xanh ngọc. Tôi không xem đội ngũ nhân sự là nhân viên dưới tuyến của mình; với tôi, họ là cộng sự, là bạn đồng hành. Suy nghĩ ấy cho phép tôi hạnh phúc khi là một lãnh đạo không chức danh.

Hành trình hạnh phúc

THỰC HÀNH LẮNG NGHE CHÍNH MÌNH

Lắng nghe chính mình là một trong những tiền đề để chúng ta luyện tập “lắng nghe” người khác bằng tâm, chứ không phải bằng kỹ năng giao tiếp đơn thuần. Tuy nhiên, lắng nghe chính mình không đơn giản như việc ta soi mình trong gương để thấy thần sắc hôm nay có rạng rỡ không, bộ trang phục này có phù hợp cho những hoạt động trong ngày không? Lắng nghe chính mình cần nhiều sự suy tư và lắng đọng, để có thể thấu hiểu, thấu cảm và giao hòa với phần tâm thức sâu kín. Và đó là cả một nghệ thuật mà chúng ta luôn cần phải tự nhắc nhở bản thân rèn luyện mỗi ngày.

Chuyện của DJC

XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP THEO MÔ HÌNH XANH NGỌC

“Xanh ngọc” là khái niệm không còn xa lạ với người làm chủ doanh nghiệp tại Việt Nam. Có lẽ, bất kỳ ai cũng thừa nhận đây mà mô hình cấp tiến nhất trong những mô hình quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình này trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam là điều không hề đơn giản. Nhưng, khó không có nghĩa là không thể!

Chuyện của Linh

CHUYẾN BAY HẠNH PHÚC

Tôi đã từng đến một vài quốc gia, một vài vùng lãnh thổ trên thế giới. Không quá nhiều, nhưng đủ thỏa phần nào niềm đam mê nhìn ngắm, học hỏi thế giới bên ngoài của tôi. Mỗi chuyến đi là một vùng cảm xúc rất riêng, bởi, mỗi nơi tôi từng đặt chân đến đều có dấu ấn khác biệt không nơi nào giống nơi nào cả!

Chuyện của DJC

CÂU CHUYỆN XÂY DỰNG MÔ HÌNH XANH NGỌC CỦA DJC

Từ khi nung nấu ý tưởng xây dựng “Hành trình học trọn đời” - với nền tảng đầu tiên là Thư viện số 100 năm, lớn hơn là tập đoàn DJC - tôi đã xác định DJC nhất định phải là mô hình xanh ngọc, không thể khác. “Mô hình cấp tiến để làm đẹp môi trường kinh doanh là thiết yếu và chắc chắn sẽ xảy ra!”